Đọc thêm
Mọi người thường hỏi
tôi tại sao và từ khi nào tôi đã trở nên gắn bó với bonsai? Câu hỏi này làm tôi
nhớ lại những ký ức đầu tiên về một kỳ nghỉ hè mưa gió năm 1950 tại nhà cô chú
tôi. Tôi rất muốn kể với các bạn một câu chuyện cổ điển kiểu như cô chú tôi có
thuê một thợ làm vườn già, người Nhật, rất tốt bụng và có học thức, người đã
tin tưởng cho tôi biết những bí mật lâu đời của phương Đông về bonsai và khơi dậy
trong tôi niềm say mê với nghệ thuật này. Nhưng sự thực thì mọi chuyện không hề
thơ mộng như vậy. Buồn chán với cảnh phải ở trong nhà suốt ngày vì trời mưa
không ngớt, và lại khá say mê đọc sách về tất cả mọi thứ, từ những gói vỏ bột
ngũ cóc đến những tác phẩm của Charles Dickens, tôi đọc nghiến ngấu cuốn sách
duy nhất trong nhà - một bộ từ điển bách khoa xộc xệch. Thật may mắn, trận mưa
kéo dài vài ngày liền, đủ lâu để tôi đọc xong toàn bọ phần vần A và vần B (sau
đó nhiều năm liên tôi được coi là một thần đồng về những chủ đê từ vần A đến vần
B.
Tuy vậy, ấn tượng sâu sắc
nhất đọng lại trong tôi sau lần nghiên cứu bất đắc dĩ đó là những hình ảnh về
bonsai. Trí tưởng tượng của tôi được quấy lên, và trong nhiều tuần sau đó, bố mẹ
tôi buộc phải chấp nhận cảnh chậu trồng cây con và gieo hạt xếp đầy trên thành
cửa sổ xung quanh nhà. Tôi lùng sục một cách vô vọng trong thư viện địa phương
để có thêm thông tin về bonsai. Do vậy sự say mê nhất thời này, khi không được
tiếp thêm năng lượng, cũng dần dần lắng xuống.
Khoảng 10 năm sau, tôi
tình cờ nhìn thấy cuốn sách Nghệ thuật trồng cây và tạo phong cảnh Nhật Bản của
Yuji Yoshimura và Giovanna M. Halfford xuất bản lần đầu tại Nhà xuất bản
Charles E. Tuttle năm 1957 và vẫn là một trong những tác phẩm giá trị nhất bằng
tiếng Anh về lĩnh vực này với lần xuất bản thứ 30 vào năm 1987), và ngọn lửa
say mê thời thơ ấu của tôi lại được nhốm lên và tôi nhanh chóng trở nên
"ghiền" bonsai thực sự. Giai đoạn này, khi mà sự quan tâm của người
phương Tây đối với bonsai đã tăng lên,
ngày càng có nhiều sách báo tiếng Anh về vấn đề này, tôi hầu như mua và nghiên
cứu toàn bộ những ấn bản có bán trên thị trường lúc đó. Dần dần, nhưng chắc chắn,
bonsai đã chiếm lĩnh cuộc sống của tôi đến nỗi vào năm 1979 tôi quyết định từ
chức sau gần 20 năm trên cương vị quản lý tại Sở Giao thông công chính để dành
trọn thời gian cho bonsai.
THIÊN NHIÊN VÀ NGHỆ THUẬT
Tất nhiên là khó có ai
đọc lướt qua những dòng chia sẻ này mà lại hoàn toàn không biết điều gì tạo nên bonsai,
dù chỉ cần xem qua những bức ảnh minh hoạ là đủ. Nhưng tôi đã có nhiều bài nói
chuyện về chủ đề này đối với những người cứ tưởng chuẩn bị xem biểu diễn võ thuật,
hoặc những người đang tìm kiếm cách tạo giống chó lông dài. Thậm chỉ cả những
người giải thích đúng thuật ngữ cũng vẫn có những quan điểm sai lầm về bonsai.
Mặc dù là một từ trong
tiếng Nhật, bonsai vẫn được sử dụng và hiểu trên toàn thế giới. Không thể nào
có từ tương đương trong tiếng Anh để dịch sang. Định nghĩa: "Một cây hoặc
bụi được tạo dáng và tỉa xén sao cho trông giống một cây cỡ lớn bình thường, được
trồng trong một chiếc chậu nông để tạo hiệu quả nghệ thuật và mô phỏng tự
nhiên" cũng tương đối chính xác nhưng lại không xúc tích.
"Bonsai" thực ra được tạo thành từ 2 yếu tố: "Bon" nghĩa là
một chếc khay hoặc chậu trồng cây nông; và "sai" là cây. Nhưng đó mới
chỉ là nghĩa đen, "Bonsai" chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa hơn thế, khác
hẳn một cây trồng trong chậu thông thường về khía cạnh giá trị nghệ thuật.
HỌC VỀ BONSAI
Khi nói chuyện trước những
học viên mới bắt đầu đến với bonsai, tôi thường có cảm gác là tôi nên đưa ra
một loại khuyến cáo về sức khoẻ. Không phải là vì bonsai có thể làm hại đến sức
khoẻ của bạn (trừ khi bạn làm rơi một chậu cây lớn xuống chân), mà là vì bonsai
có thể và thực sự sẽ trở thành một... chứng nghiện khó cai.
Trong 30 năm say mê
theo đuổi bonsai, tôi đã tham gia rất nhiều vào thế giới bonsai, cả trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc trồng vô
số cây và bán chúng (đối với những cây tôi đủ sức chia tay), tôi còn đứng lớp
giảng về bonsai, đi khắp thế giới để làm mẫu về các kỹ thuật bonsai.
Phương pháp sư phạm của
tôi bao năm qua không hề thay đổi, dựa trên quan điểm rất đơn giản là ai cũng
có thể cảm nhận được vẻ đẹp của bonsai và đây là trồng bonsai cũng là một công
việc không gì khó khăn - ai cũng có thể làm được. Tôi hoàn toàn không đồng ý với
thái độ rằng bonsai là một nghệ thuật "huyền bí" đòi hỏi nhiều năm
kinh nghiệm và kỹ năng mới đạt được kết quả mong muốn (với hàm ý là có những
người sẽ không bao giờ đạt được trình độ này). Bonsai có đòi hỏi lòng nhiệt
tình và quyết tâm, nhưng bạn có thể tiếp cận nó với nhiều mức độ say mê, tham vọng
và khả năng khác nhau. Nhưng tôi cho rằng thà có nhiều người cùng ưa thích nghệ
thuật này, dù chỉ ở mức mỗi người có một đến hai cây thực sự giá trị, còn hơn
là chỉ có vài nghệ nhân chuyên nghiệp với những bộ sưu tập hoành tráng của mình
và tự vỗ ngực rằng đây mới là nghệ thuật bonsai chân chính.
Đây là gốc nhìn của tôi về 2 từ "BONSAI", thế còn bạn? Bạn nghĩ thế nào về "BONSAI"?
Còn tiếp...
0 Reviews